Bài Viết Mới Nhất

- Thổ cư 100%
- Đối diện khu công nghiệp đang hoạt động
- Ngay gần chợ, gần siêu thị, trường học
- Mặt đường lộ giới 11m, có lô góc
- Cơ sở hạ tầng hiện đại
- Khu vực dân cư đông đúc tiện đầu tư buôn bán, xây nhà trọ, kinh doanh
- Gần công viên
- Được ngân hàng hỗ trợ 70% giá trị nền

Khi cho bé bú bình bạn phải để ý những kỹ thuật tuy không khiến bạn mất nhiều thời gian nhưng đảm bảo an toàn và đầy đủ dưỡng chất cho bé nhé. Cùng Mẹ và Bé tìm hiểu những kỹ thuật sau:



- Trước khị chuẩn bị bình cho bé bú, bạn phải rửa sạch tay và chỗ bạn pha sữa cũng phải sạch.
- Bình sữa và núm vú phải được trụng qua nước sôi trước khi cho nước để pha sữa vào.
- Nước để pha sữa ở nhiệt độ 70 độ C để khử trùng sữa bột, vì sữa bột công thức đều không được tiệt trùng. Nên nhớ không được để quá 30p rồi mới cho sữa bột vào pha.

- Nước để pha sữa có thể bạn dùng nước máy đun sôi lên nhưng cho xả nước chảy ra một lúc rồi mới lấy.

- Bạn không nên dùng nước trong bình nóng lạnh, vì vi khuẩn có thể sinh sôi trong đó.

- Cần đảm bảo sữa đã nguội trước khi cho bé bú. Bạn nhỏ vài giọt sau lưng bàn tay nếu thấy còn hơi ấm là cho bé bú được.

- Không nên sử dụng lò vi sóng để hâm bình sữa cho bé mà bạn nên dùng thiết bị hâm nóng bình sữa.

- Nếu sữa đã được hâm nóng phải dùng hết trong vòng 30p hoặc một tiếng.

Vùng họng và amidan bị viêm nhiễm và bé không thể tự khạc ra như người lớn được, nếu để lâu sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như gây sốt cao, thấy khó chịu và bé có thể bỏ bú. Nếu dùng thuốc tây không hiệu quả thì mẹ hãy thử cho bé phương pháp dân gian vừa an toàn cho bé lại hiệu quả.

Bé có đờm thường ho rất nhiều, sổ mũi gây tắc nghẽn khi thở làm cho bé lười bú hơn. Đờm sẽ gây cảm giác khó chịu đối với trẻ em bởi hệ hô hấp chưa hoàn thiện nếu bạn dùng thuốc xịt nhiều sẽ không tốt đến sức khỏe của bé. Việc điều trị đờm là việc cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ , sau đây là một số bài thuốc giân dan trị đờm hiệu quả mà Mẹ và Bé sưu tầm.

Lưu ý nhỏ: khi bé nhà bạn có đờm thì nên hạn chế ăn những thức ăn như sữa và các sản phẩm sữa (sữa chua, pho mát, bơ…) Các thực phẩm này có casein làm tăng tiết chất nhầy và rất khó tiêu hóa. Cùng với các sản phẩm sữa, đậu nành cũng là một trong những loại thực phẩm tạo đờm. Nên cho ăn những thức ăn lỏng để cho loãng đờm.

Chanh và mật ong


- Pha 2 thìa cafe mật ong với 1/4 đến 1/3 quả chanh tươi cùng 5 thìa cafe nước lọc. Chỉ cần vừa miệng, không ngọt và không chua quá.
- Buổi sáng khi bé ngủ dậy, các mẹ cho bé uống khoảng 100ml nước lọc. Sau đó cho bé uống hỗn hợp mật ong chanh nói trên.
- Sau khi bé uống hỗn hợp mật ong chanh, tuyệt đối không cho các bé ăn hoặc uống gì thêm để cho mật ong chanh ngấm vào họng.
- Tiếp đó các mẹ nên bế bé ngồi khoảng 15 đến 20 phút. Bé sẽ ho để long đờm. Khi bé ho mẹ nên bế bé trong lòng đầu hơi cúi xuống và khum bàn tay vỗ vào dưới gáy bé để long đờm. Các bé sẽ nôn hết chỗ đờm trong họng.

Lưu ý: Bài thuốc dân gian này có tác dụng tốt nhất vào buổi sáng, khi bé chưa ăn gì. Nếu mẹ nào áp dụng bài thuốc này cho bé trong ngày, bé sẽ bị nôn trớ ra hết thức ăn.

Sau khi nôn trớ ra đờm, bé sẽ ra nước mũi. Lúc đó, các mẹ mới nên nhỏ thuốc mũi, hút sạch mũi, đánh tưa miệng, cho bé uống chút nước lọc. Sau đó, bé có thể ăn uống được bình thường. Tuyệt đối ko dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ giúp trẻ hít vào hơi nước: Bằng cách để trẻ hít vào khí ấm nóng – ẩm ướt, khiến đờm đặc dính dễ long, dễ thải ra.

Củ cải, lê tươi


Nguyên liệu:  1 kg quả lê tươi, 1 kg củ cải trắng, thêm vài củ gừng và mật ong (khoảng 250g mỗi loại).



Cách làm: Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt. Củ cải và gừng rửa thật sạch. Sau đó ép lấy nước từng thứ để riêng. Cho nước lê và củ cải vào đun sôi, sau đó bớt lửa và quấy đến đặc dính lại. Thêm nước gừng và mật ong vào, quấy đều và đun sôi trở lại. Tắt bếp, chờ hỗn hợp nguội thì cho vào lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày hai lần, pha 1 thìa nhỏ với nước nóng cho bé uống.

- Vị trí đẹp giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh
- Diện tích 5x20, 5x15,5... có sổ đỏ thổ cư 100%
- Gần chợ, siêu thị, trường học, trung tâm thương mại, khu công nghiệp công nghệ cao
- Đất hai mặt tiền đường rộng
- Được ngân hàng Vietcombank hỗ trợ vay 70% với lãi suất thấp

Vui lòng liên hệ phòng kinh doanh: 0938 75 95 83



Cho bé 4 tháng tuổi ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ nhũ nhi. Đối với từng tháng tuổi, các mẹ cần nắm rõ cách cho trẻ ăn dặm phù hợp. Sau đây là thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi.




Sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ đạo vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, khiến bé khó hấp thu chất dinh dưỡng từ các nguồn thức ăn khác. Tuy vậy, những thức ăn đầu tiên trong khoảng thời gian này luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen ăn uống của trẻ về sau.

Ban đầu mẹ nên cho bé tập ăn dặm bột ngọt mỗi ngày 1 cữ, mỗi cữ 1 chén bột khuấy lỏng cho ruột bé thích nghi và tiêu hóa được tinh bột. Sau vài ngày ruột bé tiêu hóa tốt sẽ khuấy bột đặc dần, 1 chén có thể chia 1 – 2 cữ nhỏ, mỗi chén bột em cho thêm một muỗng cà phê dầu ăn (dầu mè, dầu gấc…).
Sau đó, bạn hãy cho bé làm quen dần với bột ăn dặm từ dạng lỏng đến dạng đặc hơn. Đồng thời, đừng ép bé phải ăn đúng suất. Lưu ý tới thái độ của bé khi được cho ăn để có những điều chỉnh thích hợp cho bữa ăn tiếp theo.


Nhóm thực phẩm ăn dặm cần thiết cho bé
Tùy theo từng tháng tuổi mà mẹ cần bổ sung những thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng và phù hợp. Trong mỗi phần bột, bạn phải kết hợp đủ 4 nhóm thức ăn sau:

Tinh bột (gạo, mì, bắp, khoai… ) cung cấp phần lớn nhu cầu năng lượng, hơn phân nửa nhu cầu về đạm và vitamin mà cơ thể bé cần.

Đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu…): một phần bột cần một thìa canh loại thức ăn giàu đạm.

Dầu mỡ: rất cần cho sự phát triển của não bộ, cung cấp nhiều năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo đồng thời làm cho chén bột mềm, dễ nuốt. Mỗi chén cho 1 muỗng canh dầu.

Rau: các loại rau không chỉ cung cấp vitamin, sắt, các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể, mà còn cung cấp chất xơ giúp bé tránh được táo bón. Mỗi phân bột của trẻ bạn cần 2 – 3 muỗng canh rau.


Thực đơn tham khảo cho bé 4 tháng tuổi ăn dặm

Nước ép

Nước cam ( quýt) tươi

Nguyên liệu: Cam (quýt) tươi, đường trắng, nước ấm vừa đủ.

Cách làm: Rửa sạch cam, quýt, bổ thành hai nửa, cho vào máy xay sinh tố ép lấy nước, cho thêm chút nước ấm và đường trắng khuấy đều.

Nước cà chua



Nguyên liệu: Cà chua tươi, đường trắng và nước ấm vừa đủ.

Cách làm: Rửa sạch cà chua, chần qua nước sôi rồi bóc vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước. Cho đường trắng vào, khuấy đều với nước ấm là được.

Bột

Bột rau củ

Các loại rau củ như rau cải, bí đỏ, bí xanh, cà rốt, rau muống…., chọn khoảng 50 – 100g thật tươi non, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi thái vụn. Cho nửa bát nước to vào nồi đun sôi, bỏ rau củ vào đun lửa to, sôi khoảng 6 -7 phút rồi ngừng, đổ canh và rau vào máy xay nhuyễn rồi lọc bỏ xơ, thêm chút muối hoặc đường là có thể ăn.

Bột trứng – cà rốt

Nguyên liệu:

Bột gạo 10g
Trứng gà 15g (1/2 lòng đỏ)
Cà rốt 20g
Dầu 5g
Nước 200ml

Cách làm:

Cà rốt nấu chín, xay nhuyễn
Trứng gà: Đánh đều lòng đỏ
Cho 10g bột vào ít nước khuấy tan đều, thêm vào phần nước còn lại cùng với trứng, bí đỏ, đường.
Bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi bột chín cho ra bát thêm vào 1 thìa cà phê dầu trộn đều.

Bột gan lợn – Cải xanh

Nguyên liệu:

Bột gạo 10g
Gan lợn 20g
Rau cải xanh 20g
Nước 200ml

Cách làm:

Rau cải xanh thái nhỏ, băm hoặc xay nhuyễn.
Gan lợn xay nhuyễn, khuấy đều trong 30ml nước lạnh.
Hòa tan 10g bột gạo trong chút nước.

Nấu chín gan với phần nước còn lại, cho rau cải xanh và bột gạo đã hòa tan vào khuấy đều cho đến khi bột chín.

Cho bột ra bát thêm vào 1 thìa cà phê dầu trộn thật đều, nêm nước mắm hoặc muối iốt, nêm nhạt hơn người lớn một chút.

Thực phẩm bổ sung

Để quá trình ăn dặm của bé trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, các mẹ đừng quên lựa chọn cho con một loại thực phẩm bố sung dưỡng chất phù hợp và an toàn. Cốm bổ dữơng Faskid là sự kết hợp hoàn hảo của các vi chất thiết yếu như kẽm và selen. Với nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên từ mầm đậu xanh giàu kẽm hữu cơ và nấm men, cùng công nghệ Phagepy hiện đại giúp tăng cường các vi khoáng cốm, sản phẩm là giải pháp hữu hiệu góp phần mang đến sức đề kháng khoẻ mạnh cho bé yêu. Không chỉ có vậy, cốm Faskid với hương vị đậu xanh thơm ngọt tự nhiên, giúp bé biếng ăn khôi phục vị giác, kích thích tiêu hoá và sức đề kháng, chăm sóc toàn diện sức khoẻ bé yêu của bạn.


Trên đây là bí quyết ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi. Mẹ và Bé luôn chúc cho các mẹ nuôi con thật khỏe mạnh với những chế độ dinh dưỡng phù hợp
Khoai tây là một trong những thực phẩm giàu dưỡng chất nhất với hàm lượng tinh bột cao; kết hợp với gà, món canh này có thể giúp bé nhà bạn phòng tránh suy dinh dưỡng. Cả nhà luôn vui tươi




Nguyên liệu

Đùi gà: 300g
Khoai tây: 250g
Cà rốt: 1/2 củ
Hành tây: 1/2 củ
Hành lá, tiêu xanh đập dập, ngò rí, hành tím băm
Tiêu, hạt nêm 

1. Sơ chế

- Đùi gà chặt nhỏ vừa ăn, ướp 1m hành tím băm, 1m hạt nêm, 1 ít tiêu và 1 nhánh tiêu xanh đập dập, trộn đều.

- Khoai tây cắt miếng vuông 4cm. Cà rốt cắt miếng vừa ăn. Hành tây cắt múi cau. Hành ngò cắt nhỏ.

Mẹo: Đối với thịt gà, phần cánh và đùi rất thích hợp cho món canh này.
Tiêu đập dập sẽ tăng thêm hương vị cho món ăn.

2. Nấu canh

- Phi thơm hành tím, xào gà săn, cho 1 lít nước, cà rốt vào nấu sôi khoảng 2 -3 phút. Sau đó,  nêm 1M hạt nêm, thêm khoai tây và 1 nhánh tiêu đập dập vào, nấu đến khi gần chín, cho hành tây và một ít muối, nếm vị vừa ăn, tắt lửa, rắc thêm hành ngò.

Dùng nóng sẽ ngon hơn nhé các bạn!

Các bậc cha mẹ thấy con mình bị ho đều rất lo lắng, các bạn hãy yên tâm Mẹ và Bé sẽ giới thiệu cho các bạn cách chữa ho an toàn mà không phải dùng thuốc tây nhé.

Rau diếp cá và nước vo gạo

Rửa sạch rau diếp cá rồi giã nhuyễn, cho rau đã giã nhuyễn vào một bát nước vo gạo. Bạn bỏ vào nồi hỗn hợp đun sôi, khi sôi bạn vặn nhỏ lửa để khoảng 20 phút rồi tắt bếp. Bạn lọc lấy nước để nguội rồi cho bé uống (lưu ý cho bé uống lúc nước còn ấm).


Quất (tắc):

Quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Tốt hơn uống khi còn ấm và trước khi ngủ dậy.


Lá xương sông



Ngoài tác dụng chữa đầy bụng, nôn mửa, tan ứ máu đọng, lá xương sông còn có tác dụng trị viêm họng và ho do cảm lạnh hoặc ho có đờm ở trẻ. Rửa sạch lá xương sông, thái nhỏ, cho vào bát cùng với 5 thìa mật ong, cho bát này vào hấp cách thuỷ rồi lấy nước cốt cho con uống, ngày uống 2 lần, uống liên tục trong khoảng 5 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.


Nước củ cải luộc.

Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm.


Húng chanh và quất


Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.


Hoa hồng trắng



Cánh hoa hồng bạch rửa sạch, trộn chung với nước lọc và đường phèn, mang hấp cách thủy. Cho bé uống 1 thìa/ lần; 3 – 4 lần/ ngày.


Đường nâu, tỏi và gừng

Đun sôi hỗn hợp đường nâu, vài lát gừng, 2 hoặc 3 tép tỏi, nước lọc sau đó để lửa liu riu chừng 10 phút, để nguội rồi cho trẻ uống.


Trà cam thảo dịu cổ họng

Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.

Trên đây là những cách trị ho cho bé an toàn không dùng thuốc tây vừa hiệu quả mà không hại đến sức khỏe cho bé nhà mình. Hãy ũng hộ blog Mẹ và bé